Cách đây 5 năm, theo một khảo sát của tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ở Việt Nam rất đáng lo ngại, ở mức hơn 50%, còn cách đây 30 năm, con số này là hơn 60 %. Điều này có nghĩa, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là cả mẹ và em bé trong bụng, thậm chí có những bé sau sinh 2-3 năm mẹ vẫn phải tìm cách chữa con thiếu máu thiếu sắt.
Mục lục
Nguyên nhân khiến mẹ thiếu sắt, con thiếu máu?
Thiếu máu thiếu sắt có thể gặp ở nhiều nhóm tuổi nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và trẻ em từ 6-24 tháng tuổi và đặc biệt là trẻ em sinh thiếu tháng. Trong những giai đoạn phát triển đặc biệt này, cơ thể rất cần được tăng cường hàm lượng sắt từ chế độ dinh dưỡng.
Thiếu máu thiếu sắt có ba nguyên nhân chính, một là do hấp thu, hai là do bị mất máu nhiều và do cung cấp sắt không đủ nhu cầu. Dựa vào đó có thể phân ra các đối tượng:
Với phụ nữ
- Ăn uống không cân bằng: Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Những người có tiêu hóa kém, đường ruột bị nhiễm khuẩn dẫn đến kém hấp thụ sắt. Hoặc một số bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể và dẫn tới thiếu máu.
- Đối tượng mất máu: Phụ nữ dễ mất máu trong thời kì kinh nguyệt, bị ra nhiều hành kinh, hoặc phụ nữ mất máu khi sinh em bé.
- Thiếu máu thiếu sắt do nhu cầu tăng cao: Nguyên nhân này gặp phải ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, lượng máu của mẹ tăng đều đặn qua từng tháng của thai kỳ. Nhu cầu sắt của bầu tăng gấp 2-3 lần so với bình thường, thai càng lớn nhu cầu càng cao. Hầu hết mọi người có mức tăng 45% vào tam cá nguyệt thứ ba. Theo tổ chức y tế thế giới, lượng sắt cần thiết cho một phụ nữ mang thai hàng ngày là 60 mg.
Thiếu máu nhẹ là tương đối bình thường trong thai kỳ. Nó có thể gây ra các triệu chứng nhỏ hoặc không có gì cả. Tuy nhiên, thiếu máu trầm trọng hơn có thể làm phức tạp thai kỳ và gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ.
Với trẻ em
Đối với trẻ thiếu sắt có thể là do trẻ không có đủ dự trữ sắt khi sinh ra từ mẹ. Nếu mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian mang thai thì trẻ rất dễ bị thiếu máu sau khi sinh ra.
- Nguyên nhân thiếu sắt thường là vấn đề do hấp thu. Khi cha mẹ chú ý quá nhiều đến việc uống sữa ở trẻ nhỏ, canxi trong sữa ngăn cản sự hấp thu các nguyên tố sắt, kẽm đồng ở hệ tiêu hóa đến hơn 90%, dẫn tới tình trạng thiếu sắt. Trẻ em trong độ tuổi ăn dặm hoặc 3-5 tuổi là có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt này cao nhất.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, có bệnh lý mãn tính tủy xương, cơ thể sẽ sản sinh ít hồng cầu hơn bình thường. Hồng cầu lại có nhiệm vụ cung cấp oxy đến các cơ quan nên ít hồng cầu cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Trẻ thiếu máu còn do chảy máu nhiều. Khi trẻ bị đứt tay hay chảy máu cam thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại nhưng nếu trẻ bị mất máu nhiều (nôn ra máu, tai nạn…) thì tủy xương không thể tạo đủ máu để bù lại được lượng máu đã mất nên về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ em.
Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em ở bài viết này nhé: 9 nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết thiếu sắt
Phần lớn người bị thiếu máu thiếu sắt đều cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung. Cụ thể:
Dấu hiệu thiếu sắt ở mẹ bầu
Ở người lớn dấu hiệu thiếu sắt nói chung sẽ do sự thiếu ô–xy nuôi dưỡng cơ thể, bao gồm các biểu hiện dễ nhận biết như thiếu máu não làm mất tập trung, dễ buồn ngủ và mệt mỏi. Các vùng da mỏng như ở niêm mạc xung quanh mắt, có màu nhợt nhạt, da thiếu đàn hồi, móng dễ gãy. Ngoài ra, người thiếu máu thiếu sắt dễ bị bệnh nhiễm trùng do sức đề kháng giảm, tim đập nhanh hơn, niêm mạc lưỡi nhợt nhạt.
Các triệu chứng thiếu máu nặng có thể bao gồm:
- Nhịp tim nhanh
- Huyết áp thấp
- Khó tập trung
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các triệu chứng thiếu máu thường giống với các triệu chứng mang thai nói chung. Bất kể bạn có triệu chứng hay không, bạn sẽ được xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh thiếu máu khi mang thai. Nếu bạn lo lắng về mức độ mệt mỏi của mình hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình để được tư vấn điều trị phù hợp.
Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Trẻ em bị thiếu máu chủ yếu xảy ra do trẻ bị thiếu sắt, nhưng các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt thường không có các biểu hiện cụ thể nên rất khó nhận biết.
Sau đây là một số biểu hiện giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị thiếu máu thiếu sắt:
- Da bé thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt).
- Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.
- Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), sút cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ…
Tìm hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em ở bài viết này nhé: Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
Xét nghiệm kiểm tra thiếu máu thiếu sắt
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm công thức máu để kiểm tra:
- Kích thước và hình dạng hồng cầu: khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu sẽ nhỏ hơn và màu nhạt hơn bình thường;
- Dung tích hồng cầu: dung tích hồng cầu là tỉ lệ hồng cầu trong máu của bạn. Ở tuổi trường thành, tỉ lệ bình thường là từ 38.8% – 50% ở nam giới và từ 34.9% – 44.5% ở phụ nữ. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo độ tuổi;
- Lượng hemoglobin: nếu bạn có lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường tức là bạn đang bị thiếu máu. Lượng hemoglobin bình thường dao động trong khoảng 13.5 g/dl đến 17.5 g/dl ở nam giới và 12.0g/dl đến 15.5 g/dl ở nữ giới;
- Protein ferritin: đây là loại protein giúp cơ thể bạn lưu trữ chất sắt. Lượng ferritin thấp thường tương đương nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể bạn cũng thấp.
Thuốc sắt Fogyma – giải pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt
Một khi đã được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, cần nhanh chóng bổ sung sắt để khôi phục lại dự trữ sắt cho cơ thể. Căn cứ mức độ thiếu máu, bác sĩ sẽ ra quyết định về liệu trình điều trị cụ thể. Trên thực tế, có thể sẽ mất một vài tháng hoặc lâu hơn để bù lại dự trữ sắt thiếu hụt.
Đối với trẻ em hoặc người lớn bị thiếu máu thiếu sắt thể nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bổ sung vitamin có chứa sắt để uống hàng ngày hoặc chỉ định viên sắt theo toa. Bên cạnh việc bù sắt, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây giảm hàm lượng sắt dữ trữ của cơ thể. Nếu thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng, truyền máu có thể giúp bổ sung hàm lượng hemoglobin một cách nhanh chóng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, các mẹ nên bổ sung sắt kết hợp với acid folic trong suốt quá trình mang bầu cho tới sau khi sinh. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và bảo vệ trẻ khỏi các dị tật ống thần kinh. Fogyma là sản phẩm sắt nước mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
Không chỉ mẹ bầu và trẻ em mà tất cả các trường hợp thiếu máu thiếu sắt đều có thể sử dụng sắt Fogyma để điều trị, với hàm lượng 50 mg sắt nguyên tố/1 ống, bổ sung trong ba tháng để đạt lượng hồng cầu ổn định trong máu.
Fogyma là sắt hữu cơ dạng dung dịch, chứa Sắt (III) hydroxy polymantose, nguyên liệu nhập từ Italia cho vị thơm ngon, hấp thu tốt hơn và dễ uống.
Tỉ lệ giảm táo bón của Fogyma cao gấp đôi so sắt II Sulfat. Đặc biệt, sắt được điều chế ở dạng nước nên rất thân thiện với niêm mạc đường tiêu hóa, dễ dàng được hòa tan khi vào cơ thể. Đặc biệt, thành phần chính sắt (III) Hydroxide Polymaltose trong Fogyma có cấu trúc vô cùng ổn định, tương tự ferritin, không bị ion hóa, cho phép cơ thể có thể hấp thu một cách chủ động và dễ dàng. Chính vì thế, Fogyma không gây buôn nôn, khó chịu, không gây đau bụng cồn cào, người đau dạ dày, đại tràng. .
Sản phẩm được bán tại nhiều nhà thuốc và tin tưởng, người dùng đánh giá cao.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)