Giấc ngủ là một phần quan trọng với sức khỏe của trẻ, việc duy trì ngủ đủ giấc có thể giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn. Tuy nhiên, một số bé có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc. Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng này có liên quan đến việc cơ thể bị thiếu sắt. Vậy trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không?
Sắt không chỉ là thành phần quan trọng cho việc tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể mà còn góp phần duy trì chức năng miễn dịch. Trẻ bị thiếu sắt có thể phải đối diện với những vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung… đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.
☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Vậy trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Câu trả lời là “CÓ”. Thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, khiến bé trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Cụ thể, thiếu sắt có thể làm quá trình vận chuyển oxy đến các mô giảm sút, từ đó tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, gây cảm giác căng thẳng, lo lắng, làm tim đập nhanh và khiến trẻ cảm thấy bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thậm chí quấy khóc khi đang ngủ.
Mặt khác, thiếu sắt cũng có thể khiến trẻ đối diện với hội chứng chân không yên. Hội chứng này sẽ gây cảm giác ngứa, đau nhức ở hai chân của bé. Tình trạng này có xu hướng thuyên giảm khi di chuyển và tăng lên khi trẻ ngồi hoặc nằm. Điều này khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn.
Trẻ khó ngủ do thiếu sắt có sao không?
Ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố cơ bản cần thiết để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến cảm xúc, trí não, giúp bé ghi nhớ và học tập tốt hơn. Do đó, trẻ bị khó ngủ do thiếu sắt sẽ dễ đối diện với các vấn đề như:
- Dễ cáu gắt: Thiếu ngủ có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó kiểm soát cảm xúc hơn, trẻ sẽ dễ cáu gắt, tức giận, lo lắng. Ngoài ra, thiếu sắt cũng khiến lượng oxy cung cấp cho não không đủ, góp phần làm thay đổi hành vi và cảm xúc tiêu cực ở trẻ.
- Ảnh hưởng đến hoạt động và học tập: Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, ngủ không đủ giấc làm trẻ luôn cảm thấy buồn ngủ, khó chịu vào ban ngày. Điều này khiến bé không muốn tham gia vào các hoạt động, cũng như không thể tập trung học tập, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
- Ảnh hưởng đến phát triển thể chất: Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (GH) cao gấp 4 lần khi thức. Trong khi đó, hormone này là một trong những yếu tố thúc đẩy chiều cao cũng như sự tăng trưởng của trẻ. Do đó, trẻ mất ngủ do thiếu sắt sẽ có nguy cơ cao còi xương, đồng thời phát triển chiều cao cũng kém hơn so với các bạn bằng tuổi.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh: Sắt là một trong những thành phần quan trọng của enzyme miễn dịch nên thiếu sắt sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ hoạt động kém hơn. Đồng thời tình trạng khó ngủ cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp hoặc các chứng bệnh có liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
☛ Xem thêm: 8 dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt
Cải thiện tình trạng khó ngủ do thiếu sắt ở trẻ bằng cách nào?
Để cải thiện tình trạng khó ngủ do thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung sắt cho bé và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Cụ thể:
Bổ sung sắt qua chế độ ăn
Bổ sung sắt là giải pháp quan trọng và hữu hiệu trong trường hợp trẻ bị khó ngủ do thiếu sắt. Mẹ có thể tăng cường bổ sung sắt cho trẻ chế độ ăn hàng ngày với các nguồn sắt có trong thực phẩm bao gồm: sắt heme và sắt không heme. Trong đó:
- Sắt heme: Là sắt có nguồn gốc từ động vật. Chúng có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt bò, thịt heo, thịt cừu…), hải sản (cá hồi, tôm, cua, hàu…), thịt gia cầm, lòng đỏ trứng và gan động vật…
- Sắt không heme: Là sắt có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, rau chân vịt, cải chíp, rau ngót… Ngoài ra, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, socola đen… cũng là nguồn cung cấp sắt không heme dồi dào.
Sắt heme được đánh giá có khả năng chuyển hóa, hấp thu hiệu quả hơn so với sắt không heme. Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm cho bé, mẹ nên kết hợp cân bằng giữa các nhóm thực phẩm để đảm bảo bé vừa bổ sung sắt cho trẻ, vừa cung cấp đa dạng dưỡng chất, đáp ứng sự phát triển của trẻ. Mẹ cũng nên tăng cường cung cấp vitamin C cho bé từ trái cây như bưởi, cam, quýt, ổi… Vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt, làm cho việc bổ sung sắt trở nên hiệu quả hơn và giúp bé duy trì sức khỏe tốt.
Dù vậy, tỷ lệ hấp thu sắt từ thực phẩm thường ở mức khá khiêm tốn (5 – 15%), nếu chỉ bổ sung sắt qua chế độ ăn sẽ rất khó đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Do đó, để tăng cường hấp thu sắt và cải thiện tình trạng khó ngủ do thiếu sắt ở trẻ, mẹ có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?
Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt
Các chế phẩm bổ sung sắt sẽ giúp cung cấp sắt cho trẻ một cách hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ cần lựa chọn đúng sản phẩm và cho bé sử dụng đúng cách. Theo đó, mẹ chỉ nên cho bé dùng sản phẩm bổ sung sắt có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, khả năng hấp thu cao, được kiểm chứng an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ cũng nên nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có dạng lỏng với thành phần sắt hữu cơ an toàn, không gây kích ứng tiêu hóa như Fogyma.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho các trường hợp trẻ thiếu sắt và có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Sản phẩm chứa thành phần chính là sắt III hydroxy polymantol (IPC) với khả năng bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Thuốc sắt Fogyma có 100% thành phần nhập khẩu từ châu Âu và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo vô trùng. Sản phẩm cũng được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo chất lượng và an toàn cho trẻ nhỏ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
Tạo không gian thoải mái cho trẻ
Không gian ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Để bé có một giấc ngủ chất lượng hơn, cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Tránh sử dụng các thiết bị chiếu sáng gây chói mắt khi ngủ, đồng thời mẹ có thể khuyến khích bé sử dụng đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ để tạo cảm giác an toàn, giảm bớt sợ hãi khi ngủ.
Cho bé sinh hoạt khoa học
Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ cũng là một trong những cách để giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Thói quen tốt trước khi đi ngủ: Mẹ có thể cho bé uống một ly sữa ấm hoặc sử dụng đèn ngủ để kích thích cơ thể sản xuất hormone ngủ melatonin, khiến bé dễ ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, khuyến khích bé đọc sách hoặc nghe những bản nhạc du dương trước khi đi ngủ.
- Cho bé đi ngủ đúng giờ: Mẹ nên tạo cho bé thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày để cơ thể trẻ tạo ra nhịp đồng hồ sinh học nhất quán, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Hạn chế cho bé ngủ nhiều vào ban ngày: Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày dễ khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm. Khi trẻ được 3 – 5 tuổi, phần lớn các bé có thể ngừng ngủ ban ngày. Do đó, nếu trẻ vẫn ngủ ban ngày sau 5 tuổi, hãy cho bé ngủ giấc ngắn hơn, khoảng 20 phút vào đầu giờ chiều là đủ.
- Không cho trẻ sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine: Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh của trẻ, làm tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng, gây khó ngủ.
- Tránh cho bé sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh trước khi ngủ: Việc sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như TV, máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động trước khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến hormone melatonin, khiến hormone này tiết ra ít hơn và làm trẻ khó ngủ.
Lời kết:
Thiếu sắt hoàn toàn có thể khiến trẻ bị khó ngủ. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên chú trọng tăng cường sắt cho trẻ. Việc sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt thường được khuyến khích, tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm chất lượng và tuyệt đối tuân thủ liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.