Thiếu máu là vấn đề phổ biến ở trẻ em. Một khảo sát gần đây của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy có tới gần 50% trẻ em Việt Nam có nguy cơ thiếu máu thiết sắt. Con bạn mệt mỏi, xanh xao, liệu có đang bị thiếu máu? Mời tìm hiểu mọi thông tin về bệnh thiếu máu ở trẻ em qua bài viết sau.
Mục lục
Tổng quan về thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường so với lứa tuổi của trẻ. Các tế bào hồng cầu chứa đầy huyết sắc tố, một loại protein có sắc tố đặc biệt giúp mang và vận chuyển oxy đến các tế bào khác trong cơ thể. Các tế bào trong cơ và các cơ quan của trẻ cần oxy để tồn tại, nếu số lượng tế bào hồng cầu giảm có thể khiến cơ thể bị căng thẳng.
Trẻ sẽ bị thiếu máu khi:
- Trẻ 6 tháng – 6 tuổi : Hemoglobin (Hb) < 110 g/L.
- Trẻ 6 tuổi – 14 tuổi : Hemoglobin (Hb) < 120 g/L.
Thông thường trẻ thường được bố mẹ đưa đi khám khi có thiếu máu nhẹ. Mức độ nặng nhẹ cũng dựa vào chỉ số Hb. Với trẻ em 6 -14 tuổi:
- Thiếu máu nhẹ: 90 ≤ Hb < 120
- Thiếu máu vừa: 60 ≤ Hb < 90
- Thiếu máu nặng: 30 ≤ Hb <60
- Thiếu máu rất nặng: Hb < 30
Trẻ bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể bị thiếu năng lượng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao, rồi loạn tiêu hóa, chân tay lạnh… Tuy nhiên, các biểu hiện thiếu máu ở trẻ em không rõ ràng nên để chẩn đoán chính xác nhất cha mẹ cần đưa con đi xét nghiệm máu. Việc phát hiện kịp thời và chữa trị trẻ thiếu máu sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng tiềm ẩn đối với sức khỏe về sau.
Lưu ý, đây chỉ là một số biểu hiện chính để bố mẹ tham khảo, chứ chưa phải tất cả biểu hiện thiếu máu ở trẻ.
☛ Xem thêm: Bệnh án thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Máu có nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, bởi vậy thiếu máu ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan, đặc biệt là ở một số cơ quan như tim, não. Thiếu máu kéo dài không chỉ khiến toàn cơ thể suy yếu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, gây mất tập trung, dễ bị kích thích, chậm biết đọc, học hành sa sút. Nặng nhất trẻ có thể bị đột quỵ.
Nếu trẻ bị thiếu máu nhẹ và nhanh chóng được điều trị triệt để sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu không điều trị, để bệnh ngày càng nặng thì rất đáng lo ngại.
Tóm lại, trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm. Tùy vào tình trạng bệnh mà dẫn đến những tác động từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là những tác động tới sức khỏe khi trẻ bị thiếu máu:
1. Ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ
Thiếu máu là sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể, từ đó làm hạn chế khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, khiến chức năng hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng.
Trẻ bị thiếu máu luôn cảm thấy thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Thậm chí trẻ em bị thiếu máu ở mức độ nặng có thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển về mặt thể chất.
2. Với hệ thần kinh
Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:
– Đau đầu
– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, trường hợp nặng có thể ngất khi thay đổi tư thế đột ngột
– Khả năng nhận thức và tư duy bị giảm sút, kém tập trung. Bạn sẽ thấy trẻ dễ ngủ gật khi học, học bài khó nhớ mà nhanh quên, học lực giảm sút…
3. Với hệ tim mạch
Tim có nhiệm vụ co bóp để tống máu đi nuôi cơ thể. Nếu máu không đủ, tim phải co bóp nhanh hơn, mạnh hơn. Lâu dần sẽ khiến rối loạn nhịp tim hoặc suy tim. Mẹ có thể lắng nghe nhịp tim con xem có nhịp đập bất thường không, hoặc con có khó thở, phù chân không…
Khi trẻ bị thiếu máu, tim phải co bóp nhiều hơn để đem máu đi khắp cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Bên cạnh đó, tế bào cơ tim cũng không nhận được đủ máu để duy trì sự phát triển. Vì vậy, tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều tác động đối với hệ tim mạch.
Tim bị thiếu máu không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường, mà về lâu dài có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim… ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
- Suy tim: Cơ tim khi làm việc quá nhiều sẽ làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tim dần suy yếu và có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho.
- Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, làm nhịp tim đập bất thường, về lâu dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng.
- Nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất và cũng hiếm gặp ở trẻ. Tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng có thể gây hoại tử một phần cơ tim. Tình trạng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
4. Với hệ hô hấp
Thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, gây ảnh hưởng đặc biệt đến hệ hô hấp. Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức.
Thiếu máu ở trẻ em thậm chí có thể gây suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…
5. Với hệ miễn dịch
Thiếu máu lâu dài làm hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mắc bệnh hơn. Các bệnh cảm cúm theo mùa cũng dễ dàng hạ gục trẻ trước các bạn cùng trang lứa.
Trẻ có biểu hiện thiếu máu phải làm sao?
Nếu con bạn đang có những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.
Ngoài thiếu máu, còn một số bệnh khác có thể gây ra các biểu hiện tương tự như tim mạch, suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, nhiễm trùng mạn tính… Bởi vậy không thể tùy tiện sử dụng thuốc/ thực phẩm chức năng tránh tiền mất tật mang.
Đồng thời, mẹ cần lưu ý, điều trị thiếu máu nhìn chung cần thời gian dài, không thể uống thuốc chỉ trong vài ngày là có thể giải quyết vấn đề.
Cùng là thiếu máu, nhưng tùy nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Phổ biến nhất là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, song không phải lúc nào cũng vậy.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
Sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ để tăng cường sản sinh lượng máu bị thiếu, có thể ở dạng ống, nhỏ giọt, siro hay viên. Liều bổ sung sắt nguyên tố 4-6 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần cách xa bữa ăn. Lưu ý, uống sắt có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như phân đen, táo bón, buồn nôn, vị tanh sau khi uống…Lựa chọn sản phẩm dễ uống nhất cho trẻ để có thể tuân thủ điều trị trong thời gian dài.
Dùng đường tiêm nếu trẻ không chịu uống hoặc gia đình không thể tuân thủ điều trị
Truyền hồng cồn lắng trong một số trường hợp thiếu máu nặng
Ngoài ra:
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt và đạm
- Có thể cần giảm lượng sữa trẻ uống mỗi ngày vì sữa làm giảm hấp thu sắt. Đồng thời khi dùng thuốc cũng tránh ăn trứng, ngũ cốc.
- Sổ giun định kì cho trẻ trên 2 tuổi
- Thời gian điều trị: Ít nhất 3 tháng hoặc bổ sung thuốc sắt đến 1 tháng sau khi chỉ số Hb trở về bình thường so với lứa tuổi.
- Tái khám: Tái khám sau 2 tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ
☛ Tham khảo: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bé đầy đủ, chi tiết
Hiện nay, sắt nước hữu cơ FOGYMA đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên và được nhiều chuyên gia, bác sĩ nhi khuyên dùng điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.
Ưu điểm của FOGYMA:
- Thành phần chứa sắt (III) Hydroxide Polymaltose – một hợp chất sắt hữu cơ dễ hấp thu và an toàn hơn so với các loại thuốc sắt vô cơ thông thường giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu.
- Cấu trúc ổn định, không bị ion hóa nên Fogyma ít gây tác dụng phụ hơn các chế phẩm chứa muối sắt (II) thông thường.
- Nguyên liệu được nhập khẩu từ Italia.
- Dây truyền sản xuất hiện đại với công nghệ BFS đảm bảo vô trùng và an toàn cho người dùng.
- Vị ngọt thơm ngon, dễ uống, không cảm giác buồn nôn khi sử dụng.
Gần 10 năm phát triển, thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma đã đồng hành cùng hàng triệu mẹ Việt nuôi con nhỏ, trở thành giải pháp an toàn và hiệu quả bổ sung sắt cho trẻ.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Điều trị thiếu máu không do thiếu sắt
Đối với các bệnh thiếu máu khác như thiếu máu tan máu, thiếu máu do suy tủy… phương pháp điều trị khá phức tạp. Bạn cần nhận được sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Có thể trẻ sẽ cần:
- Truyền máu (do suy tủy xương, thiếu máu di truyền thalassaemia, rối loạn về haemoglobin)
- Các thuốc chống nhiễm trùng (thiếu máu do nhiễm trùng)
- Kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu
- Cấy tủy xương
- Hormon điều hòa máu huyết
- Phẫu thuật cắt bỏ lách
Chăm sóc trẻ bị thiếu máu như thế nào?
Việc chăm sóc cho trẻ phụ thuộc nguyên nhân gây thiếu máu là gì và mức độ nghiêm trọng ra sao. Trẻ mắc bệnh thiếu máu thường có khả năng chịu đựng cao hơn, ít biểu hiện mệt mỏi so với người lớn và cũng không tự biết để nghỉ ngơi nên bố mẹ cần là người theo dõi để nhắc nhở trẻ
Quan trọng nhất là cần cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt. Xem bài viết 33 thực phẩm hàng đầu cho người thiếu máu để lên thực đơn phù hợp cho trẻ nhé.
Thứ hai, hạn chế vận động mạnh và kéo dài vì sẽ không đủ oxy cung cấp cho cơ thể. Nếu thiếu máu nặng, có thể cần trao đổi với giáo viên hay người chăm sóc để lựa chọn hoạt động phù hợp cho trẻ.
Bé gái đang tuổi dậy thì có thể bổ sung sắt và acid folic định kì/ hằng ngày trong thời gian nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi đã điều trị khỏi, cần suy trì chế độ ăn uống hợp lí để phòng ngừa bệnh trở lại.
Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ em?
Thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh thiếu máu dinh dưỡng khác có thể được ngăn ngừa bằng cách đảm bảo rằng con bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ hạn chế chế độ ăn uống cụ thể nào trong gia đình bạn vì con bạn có thể cần bổ sung dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Dưới đây là những cách để ngăn ngừa thiếu máu dinh dưỡng:
- Không cho trẻ uống sữa bò cho đến khi trẻ được hơn 12 tháng tuổi: Cho trẻ uống sữa bò trước khi trẻ sẵn sàng có thể gây mất máu trong phân của trẻ và cũng có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ trong ruột.
- Nếu bạn đang cho con bú: Em bé của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ chất sắt cho đến ít nhất 4 tháng tuổi. Khi được 4 tháng tuổi, trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung sắt cho đến khi trẻ ăn đủ thức ăn bổ sung giàu chất sắt (ví dụ như thịt đỏ hoặc ngũ cốc tăng cường chất sắt). Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn về các loại thực phẩm phù hợp nhất cho mục đích này và lượng sắt bổ sung cần bổ sung là bao nhiêu.
- Nếu bạn cho bé bú sữa công thức: Hãy cho bé uống sữa công thức có bổ sung thêm chất sắt. Sữa công thức ít chất sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và không nên dùng. Xem Chọn Công thức .
- Sau 12 tháng tuổi, tránh cho con bạn uống quá 2 ly sữa bò nguyên kem mỗi ngày. Sữa chứa ít chất sắt và có thể khiến trẻ cảm thấy no, điều này có thể làm giảm lượng thực phẩm giàu chất sắt khác mà trẻ ăn.
- Cho trẻ lớn hơn ăn một chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm có chứa chất sắt. Nhiều loại ngũ cốc và ngũ cốc có bổ sung sắt (kiểm tra nhãn để chắc chắn). Các nguồn cung cấp sắt tốt khác bao gồm thịt đỏ, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua, đậu, mật mía và nho khô. Xem Tăng cường chế độ ăn uống với sắt .
- Khuyến khích cả gia đình ăn trái cây có múi hoặc ăn các thực phẩm khác chứa nhiều Vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
☛ Đọc thêm: Có nên bổ sung sắt dụ phòng cho trẻ?